Thủ tục công chứng Hợp đồng góp vốn bằng QSD đất

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng giao dịch (theo mẫu)

2. Dự thảo hợp đồng giao dịch

3. Bản sao giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân/ chứng minh quân đội/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch.

4. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng

+Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được cấp theo quy định của luật đất đai theo các thời kỳ)

Giấy tờ về việc đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo quy định

5. Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải có:

5.1 Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp bên chuyển nhượng là cá nhân)

+Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…

+Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng

+Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

+Giấy chứng nhận kết hôn/ xác nhận về quan hệ  hôn nhân (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn)

+Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân:

 -Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (chưa đăng ký kết hôn từ trước đến nay;

 -Xác nhận về tình trạng hôn nhân từ khi ly hôn/ từ khi vợ-chồng chết đến nay chưa đăng ký kết hôn lại …) trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản.

5.2 Giấy tờ về thẩm quyền đại diện:

-Trong trường hợp giao dịch của người chưa thành niên:

+khai sinh

+Trong trường hợp người đại diện thực hiện giao dịch: Giấy cam kết về việc đại diện vì lợi ích cho con chưa thành niên trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của con chưa thành niên

+Trong trường hợp người chưa thành niên thực hiện các giao dịch: Giấy chấp thuận của người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên thực hiện, xác lập giao dịch dân sự theo quy định pháp luật.

- Trong trường hợp đại diện theo ủy quyền:

+Hợp đồng ủy quyền được lập đúng hình thức qui định

-Trong trường hợp mất/hạn chế  năng lực hành vi:

+Án tòa tuyên bố mất năng lực hành vi/hạn chế năng lực hành vi dân sự

+Văn bản thỏa thuận cử người giám hộ, người giám sát giám hộ, đăng ký giám hộ

+Văn bản cam kết về việc người giám hộ giao dịch liên quan đến tài sản vì lợi ích của người mất năng lực hành vi, có sự đồng ý của người giám sát giám hộ

5.3 Trong trường hợp một bên là cá nhân:

+Hộ khẩu đối với cá nhân

5.4 Trong trường hợp một bên là pháp nhân

+Giấy đăng ký kinh doanh

+Con dấu của pháp nhân (để đóng dấu vào văn bản công chứng)

+Biên bản họp của Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị/đại hội cổ đông/ban chủ nhiệm Hợp tác xã/đại hội xã viên về việc chấp thuận hợp đồng giao dịch mua /bán tài sản./hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với giao dịch không thuộc thẩm quyền quyết định của người đại diện theo pháp luật (theo quy định của điều lệ doanh nghiệp và văn bản pháp luật )…

+kèm Điều lệ của Doanh nghiệp/Hợp tác xã.

5.4 Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi (giấy khám sức khỏe/tâm thần…) trong trường có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp đồng.

5.5 Chứng minh nhân dân của người làm chứng/ người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/ người phiên dịch)

5.6 Một số giấy tờ khác liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất:

+giấy tờ xác nhận về nguồn gốc đất giao, nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (đối với trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức kinh tế)

+Giấy tờ về việc nộp tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hay đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm (trong trường hợp góp vốn đối với quyền sử dụng đất đã thuê trước ngày luật đất đai 2003 có hiệu lực.)

+giấy tờ chứng minh không thuộc các đối tượng bị cấm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất  trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; hoặc thoả mãn các điều kiện đối với các trường hợp chuyển nhượng đất trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

6. Văn bản cam kết của các bên giao dịch về đối tượng giao dịch là có thật

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Đơn phương chẩm dứt Hợp đồng uỷ quyền trước thời hạn

Đơn phương chẩm dứt Hợp đồng uỷ quyền trước thời hạn

Trong nhiều trường hợp một trong hai bên nhận uỷ quyền và uỷ quyền không hài lòng về các thực hiện công việc của đối phương, họ có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng uỷ quyền và yêu cầu các lợi ích hợp pháp của mình.

Việc ký Hợp đồng ủy quyền hay Giấy ủy quyền chỉ là hình thức ủy quyền, nhưng bản chất của việc ủy quyền vẫn là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Việc lựa chọn hình thức ủy quyền như thế nào là do các bên tự thỏa thuận với nhau. Đối với Hợp đồng ủy quyền, thì bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền phải cùng nhau ký vào hợp đồng. Còn đối với Giấy ủy quyền, bên ủy quyền chỉ cần ký tên, đóng dấu.

Theo quy định Bộ Luật Dân sự 2005, việc đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền là ý chí chủ quan của người ủy quyền mà không cần xem xét lý do.

Theo đó, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền tương ứng với công việc đã thực hiện hoặc bồi thường thiệt hại nếu có thoả thuận.

Đối với công việc ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền cũng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào và phải báo cho bên nhận ủy quyền trước một thời gian hợp lý. Nhưng nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng trái pháp luật, nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường.

Xét về khía cạnh thực tiễn, Hợp đồng ủy quyền nếu được công chứng (dù không bắt buộc) thì càng có giá trị. Bởi lẽ lúc này, ngoài việc Hợp đồng ủy quyền xác nhận bởi hai bên mà còn có sự công nhận tính xác thực, tính hợp pháp của bên thứ ba.

Nhưng khi hủy bỏ hay chấm dứt Hợp đồng ủy quyền thì vấn đề Hợp đồng ủy quyền đã được công chứng nhìn nhận khác.

Về mặt pháp lý, việc hủy bỏ hoặc chấm dứt Hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương chứ không phải là song phương hay đa phương, nên thủ tục không bắt buộc phải có sự đồng ý của cả các bên và không cần phải công chứng văn bản thông báo hủy hoặc đơn phương chấm dứt đó.

Tuy nhiên, Luật Công chứng viên 2006 quy định “việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng” đã vô tình làm hạn chế quyền đơn phương hủy bỏ Hợp đồng ủy quyền của bên ủy quyền hoặc bên nhận ủy quyền.

Thay vào đó, công chứng viên thường chỉ thừa nhận việc đơn phương hủy bỏ bằng hình thức “thỏa thuận chấm dứt hợp đồng”.

Công ty luật PLF